Cách làm món vải ngâm đường và cách pha trà vải thơm mát ngày hè
Làm món vải ngâm đường và món trà vải, thức uống thơm mát với miếng vải trắng giòn ngọt thanh, mát lạnh rất hấp dẫn tuyệt vời
1. Nguyên liệu ngâm vải đường
– 1 kg vải tươi
– 400 gr đường
– 1/4 muỗng cà phê muối
– 1 tô nước đá lạnh
– Trà túi lọc lipton
2. Cách làm vải ngâm đường và trà vải:
Bước 1: Nấu nước đường
Bước 2: Chần sơ vải
Bước 3: Ngâm vải đã chần trong nước đá
Bước 4: Tách vỏ và hạt
Bước 5: Cho vào hủ ngâm
3. Thành phẩm
Thời gian sơ chế và chế biến:
- Thời gain sơ chế: 10 phút.
- Thời gian chế biến: 15 phút
Số lượng thành phẩm:
Nguyên liệu trên ngâm cho 1 kg vải.
Chú ý khi chọn vải:
- Vải ngon và chín tới sẽ có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều, gai nhẵn, gai càng nhiều và nhọn là vải còn xanh ăn sẽ bị chua. Vải thiều quả sẽ thường nhỏ hơn vải lai (chỉ bằng khoảng 70%), trong khi vải lai sẽ to và thuôn dài, màu đỏ đậm hơn. Không chọn các quả vải có đốm đen, dễ gặp quả thối hay chín quá. Chọn chùm vải còn tươi, có phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi.
- Khi nắn thấy quả thấy hơi mềm và có độ đàn hồi thì là vải tươi. Quả vải tươi thường có mùi thơm nhẹ đặc trưng, nếu ngửi thấy có mùi lên men là vải cũ để lâu hoặc bị dập bên trong, không nên chọn.
- Vải ngon sẽ có phần thịt dày, mềm, màu trắng trong, mọng nước và dễ tách khỏi hạt.
- Nên mua vải đúng mùa.
Cách làm món vải ngâm đường và trà vải:
Bước 1: Nấu nước đường
Bạn cho 500 ml nước vào nồi bật bếp nấu cho nước sôi thì thêm 400 gr đường, 1/4 muỗng cà phê muối khuấy cho tan sau đó tắt bếp, để cho nước đường nguội hẳn.
Bước 2: Chần sơ vải
Vải mua về cắt cuống sau đó rửa sạch, nấu 1 nồi nước sôi sau đó cho vải vào chần sơ qua 2 phút.
Bước 3: Ngâm vải đã chần trong nước đá
Vớt vải ra thả ngay vào tô nước đá lạnh, ngâm vải 10 phút sau đó vớt ra.
Bước 4: Tách vỏ và hạt
Bạn lần lượt bóc vỏ từng quả vải sau đódùng ống hút uống trà sữa chọc vào phần hạt vải hoặc dao mũi nhọn lách xung quanh phần núm vải và khéo léo lấy hạt vải ra sao cho quả vải còn nguyên vẹn.
Nếu không cần cầu kỳ quá bạn chỉ việc tách đôi cùi vải và lấy hạt ra là được, bạn cứ làm như vậy cho hết chỗ vải còn lại.
Bước 5: Cho vào hủ ngâm
Vải sau khi tách hạt bạn thả vào tô nước đá lạnh, ngâm vải 10 phút sau đó vớt ra để ráo.
Bạn lấy 1 cái hũ sạch rồi xếp vải đã sơ chế xong vào hũ, rót nước đường đã nguội vào hũ và đậy nắp lại và đem cất ngăn mát tủ lạnh 2 ngày.
Thành phẩm
Khi uống bạn pha nước vải ngâm hoặc có thể pha trà vải.
Cách pha nước vải ngâm:
Bạn cho 4 muỗng canh nước siro vải ngâm, 50 ml nước lọc, thêm 3 – 4 quả vải ngâm và đá viên, bạn khuấy đều là có ly nước vải ngam giải khát cực đã.
Cách pha trà vải:
Cho gói trà lipton vào cốc và rót khoảng 200 ml nước sôi sau đó ngâm 5p cho trà ra nước thì vớt gói trà bỏ đi, để cho nước trà nguội.
Lấy hũ trà vải ra và múc 1 ít siro vải, lấy thêm vài quả vải ngâm cho vào ly, thêm 1 ít đá viên rồi rót trà lipton vào, bạn có thể tùy chỉnh độ ngọt theo sở thích nhé.
Lưu ý:
– Vải đóng hũ như trên có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát khoảng 1 tháng. Khi ăn bạn mở hũ ra lấy muỗng sạch để múc rồi tiếp tục đậy nấp cất tủ lạnh.
– Không ăn vải khi đói, cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
– Không ăn hoặc hạn chế ăn vải khi mắc bệnh tiểu đường các bạn nhé!
– Khi cơ thể đang bị nóng, mặt nổi mụn nhiều bạn cũng hạn chế ăn vải nhé, do vải là loại hoa quả nổi tiếng có tính nóng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải nhiều sẽ khiến mụn hay cảm thấy bị nóng trong người.
– Không nên ăn quá nhiều cùng 1 lúc bạn nhé, tốt nhất là ăn dưới 10 quả trong 1 lần, một ngày bạn có thể ăn tráng miệng vải 1-2 lần nhé!
Mời bạn cùng Vansam.vn tham khảo một số mẫu nồi thủy tinh và các hũ thủy tinh cao cấp để có được món trà vải hoàn hảo cho cả gia đình nhé
Trả lời